THIẾT KẾ WEBSITE VÀ VAI TRÒ WEBSITE LÀ GÌ (P2)


Nếu như ở phần 1, chúng ta đã tìm hiểu về vai trò của website trong Digital Marketing. Thì ở phần 2, chúng ta sẽ “đào sâu” hơn về thành phần cần lưu ý khi thiết kế website. Dưới đây ! Là 3 tiêu chí lớn cần quan tâm khi website cho danh nghiệp hay bất kì ai.

Những gì chúng ta thấy trên mạng sau khi nhập một địa chỉ website, nội dung hiện ra. Tất cả chỉ là kết quả sau cùng của việc xây dựng một webiste. Để website được trình bài được như thế cần có rất nhiều yếu tố như: Domain, Hosting, Website hay Internet.

1. Domain (Adress)

Domain còn được gọi là tên miền, nó hoạt động như một địa chỉ nhà, địa chỉ hướng đến lô đất mà ở đây là máy chủ (căn nhà) trên internet. Một cần nhà phải có địa chỉ giống như website luôn phải có một tên miền. Domian được xem như tên của một thương hiệu trên internet.

Ví dụ: Trungnguyen.vn, Vnexpress.net

 

2. Hosting (Land)

Một căn nhà không thể thiếu lô đất. Theo đó, khái niệm máy chủ lưu trữ (Hosting) chính là lô đất mà trên đó chúng ta sẽ xây dựng cân nhà. Hosting giống như nền đất của ngôi nhà, mảnh đất cần rộng đồng nghĩa ngôi nhà có thể xây to hơn và chứa được nhiều hơn.

Hosting lớn hay nhỏ, thể hiện khả năng lưu trữ dữ liệu của website. Một website lưu trữ sản phẩm thương hiệu có thể không cần nhiều không gian lưu trữ. Nhưng một website Ecomerce, tin tức hay trình chiếu video sẽ cần cực nhiều không gian lưu trữ.  Vì thế sẽ yêu cầu Hosting rất lớn.

Vị trí Hosting và khả năng chịu tải:

Hosting quyết định khả năng chứa dữ liệu website, tốc độ loading website để đáp ứng như cầu truyền tải nội dung và khả năng đón lượng truy cập trong một lúc. Cũng giống như lô đất Hosting cần lớn thì càng chứa được nhiều dữ liệu, vị trí hosting càng gần thì càng truy cập được nhanh.

3. Website (House):

Nếu bạn đa đọc P1, bạn sẽ biết sơ lược vai trò của website là gì?(Internal Link) Việc xậy dựng một website nghe có vẻ đơn giản, nhưng thực tế. Để xây dựng được một cân nhà đẹp, thu hút với người ghé thăm thì cần nhiều hơn thế. Website được xây dựng từ ba yếu tố: Thiết kế, Công nghệ – Nội Dung.

A. Giao diện (Layout & Marterial):

Việc thiết không chỉ là việc design như thế nào, đẹp hay xấu, màu sắc bố cục, font chữ như thế nào. Mà còn là, cách xây dựng những tính năng để điều hướng và tạo trải nghiệm người dùng. Nói khác, thiết kế website được vận hành như thế nào.

Ví dụ: Thiết kế website với nhiều trang chính, trang trong cũng đòi hỏi suy nghĩ như bạn trang trí thiết kế nội thất cho cân nhà. Bao gồm cả hai yếu tố như là “ How it looks ( nhìn như thế nào ) – How it works ( Bố cục đã hợp lí chưa ) .

B. Công nghệ  (Architectural Engieering) :

Tích hợp công nghệ vào website giống như khung sườn – kiến trúc của một cân nhà. Website có thể được tạo ra bởi nhiều công nghệ khác nhau ví như NNLT ( ngôn ngữ lập trình ) như Java, PHP. Hoặc là, sử dụng mã nguồn mở để lập trình như WordPress. Thiết kế giao diện dựa trên HTML 5. CS3 hay Flash.

Một website có thể bảo mật, xử lí dữ liệu, mở rộng và tùy biến. “Bạn không cần phải hiểu hết tất cả những thứ trên, nhưng bạn phải biết website của bạn – đang phát triển dựa trên công nghệ gì? Để dự trù cho việc mở rộng, phát triển và khả năng chuyển giao công nghệ về sau. Thậm chí, là BẢO MẬT.”

C. Nội dung (Furniture & Equipment)

Nội dung đóng vai trò rất quan trọng của một website. Một website có nội dung tốt có thể tạo ấn tượng với người dùng từ trang chủ và click vào các trang khác để khám phá nhiều nội dung hấp dẫn hơn. Để lôi kéo họ người dùng ở lại website để đọc thêm bài viết, rồi chia sẻ bài viết cho bạn bè hoặc Social để tăng lượng truy cập.

Tổng kết

Những yếu tố trên là những thành phần cốt lỗi tạo nênmột website, mà khi bắt đầu một dự án, bạn không được bỏ sót bất cứ thành phần nào. Việc sơ xuất trong việc đăng kí tên miền là không ổn, không quan tâm đến cầu hình máy chủ cũng có thể gây ra những hậu quả không tốt về sau. Thiết kế một website đẹp, nhưng bố cục không hợp lí cũng tạo trải nghiệm người dùng không thú. Nội dung không thú vị, không được cập nhật thường xuyên hoặc phụ hợp với định hướng website cũng sẽ phí phạm.

Nếu bạn chưa đọc phần 1 của bài viết về vai trò của một website là gì, hãy xem ngay tại đây nhé.